Dầu nhớt cho động cơ xăng và diesel có sử dụng chung được không?

Dầu nhớt cho động cơ chiếm 70% tổng sản lượng tiêu thụ của ngành công nghiệp dầu nhờn bôi trơn tại Việt nam. Trong đó, dầu nhớt cho động cơ xăng và động cơ diesel đều chiếm những phân khúc quan trọng. Các yếu tố về kỹ thuật động cơ cũng như nhiên liệu và các tiêu chuẩn về khí thải đã ảnh hưởng rất nhiều đến công nghiệp dầu bôi trơn cho động cơ. Trong đó, thực tế có thể sử dụng chung được cho cả hai loại động cơ (xăng, diesel) cho cùng một loại dầu nhớt khuyến cáo?
Dầu nhớt cho động cơ xăng và diesel có sử dụng chung được không?
Dầu nhớt cho động cơ chiếm 70% tổng sản lượng tiêu thụ của ngành công nghiệp dầu nhờn bôi trơn tại Việt nam. Trong đó, dầu nhớt cho động cơ xăng và động cơ diesel đều chiếm những phân khúc quan trọng. Các yếu tố về kỹ thuật động cơ cũng như nhiên liệu và các tiêu chuẩn về khí thải đã ảnh hưởng rất nhiều đến công nghiệp dầu bôi trơn cho động cơ. Trong đó, thực tế có thể sử dụng chung được cho cả hai loại động cơ (xăng, diesel) cho cùng một loại dầu nhớt khuyến cáo?

Như đã phân tích về đặc tính động cơ của cả động cơ xăng và động cơ diesel ở các bài viết trước. Có sự tương đồng về cơ cấu cơ khí nhưng có kết cấu khác nhau cũng như nguyên tắc hoạt động khác nhau. Tuy nhiên về yếu tố kỹ thuật bôi trơn cho cả hai loại động cơ này là như nhau.
Về lý thuyết: có thể sử dụng chung một loại dầu động cơ phù hợp cho cả hai loại động cơ diesel và xăng.
Theo API ( Viện dầu mỏ Hoa kỳ- American Petroleum Institute) phân loại dầu nhớt cho động cơ:+Đối với động cơ xăng: ký hiệu (S-Service, dầu thay tại trạm bảo dưỡng, hay Spark, kiểu đánh lửa trong động cơ xăng)
SA, SB, SC, SE, SF, SG, SH, SJ, SL, SM, SN
Đi từ trái qua phải, mỗi chữ cái thể hiện biểu trưng chất lượng dầu nhớt cho dòng động cơ được cải tiến theo năm. Ví dụ, SG là dầu nhớt động cơ xăng sản xuất năm 1989, SH năm 1992, SM năm 2004. Đối với dòng SA,SB,SC,SE,SF hiện nay đã quá lạc hậu do không đáp ứng yêu cầu chất lượng hiện nay. +Đối với động cơ Diesel: ký hiệu (C-commercial, dòng vận tải thương mại, hay compression, kiểu nén nổ của động cơ diesel)
CA, CB, CC, CD(2,4), CE, CF(2,4), CH4, CG4, CI(4, plus), CJ4
Đi từ trái qua phải, mỗi chữ cái thể hiện biểu trưng chất lượng dầu nhớt cho dòng động cơ được cải tiến theo năm. Ví dụ, CF4 là dầu nhớt động cơ diesel 4 kỳ sản xuất năm 1991, CJ4 cho năm 2006.
Thông thường, theo API khuyến cáo ( đa phần do các hãng sản xuất phụ gia khuyến cáo và đã thử nghiệm trong động cơ mô phỏng trong phòng thí nghiệm để đo các chỉ tiêu theo quy định của API hay các tổ chức như ACEA, ILSAC, OEMs..và kết quả vượt qua tiêu chuẩn quy định) mỗi loại dầu nhớt động cơ có thể sử dụng cho động cơ xăng và cả diesel, nhưng sẽ ưu tiên cho xăng hay diesel.
Ví dụ: CF-4/SG là dầu cho động cơ diesel (dòng sản xuất năm 1991) và cả xăng (dòng sản xuất năm 1989), nhưng ưu tiên cho động cơ diesel (vì CF-4 đứng trước).

Điều này được giải thích là do các thử nghiệm trên động cơ xăng mô phỏng trong phòng thí nghiệm vượt qua các chỉ tiêu API quy định cho dầu SG ( HTHS-High Temperature High Shear, NOACK-độ bay hơi, Sulfated Ash-tro sulfate)
Tuy nhiên, hiện nay, với khái niệm hay tiêu chí cho dầu động cơ: tiết kiệm nhiên liệu (sử dụng dầu độ nhớt thấp, đa cấp), phù hợp với tiêu chuẩn về khí thải (thông thường Euro 4, 5 nhưng Việt Nam chỉ áp dụng Euro 2) khuynh hướng sự khuyến cáo sẽ CHUYÊN BIỆT cho cả dầu nhớt động cơ diesel và động cơ xăng.
+ Độ nhớt động cơ xăng thường thấp hơn động cơ diesel vì điều kiện tốc độ thực tế và tải trọng cũng như tiết kiệm nhiên liệu.
+ Các yếu tố kỹ thuật phụ gia khác nhau: động cơ xăng chú ý vào yếu tố tính phân tán tốt trong khi đó vấn đề lưu huỳnh trong diesel lại chú ý đến tính kiềm (TBN-Total Base Nuber) trong dầu nhớt động cơ diesel.
+ Bộ lọc bụi (DPF) trong động cơ diesel khắc nghiệt hơn trong động cơ xăng dẫn đến dầu nhớt sẽ bị lẫn nhiều muội than và nhiệt độ tăng cao hơn. Trong khi đó bộ lọc khí tuần hoàn EGR trong động cơ xăng tăng lượng khí nóng trong buồng đốt sẽ sinh nhiều sản phẩm oxy hoá hơn.
+ Phụ gia cho động cơ diesel chứa nhiều (Lưu huỳnh, Phốt pho) -SAPS sẽ tác động nhiếu hơn cho các bộ lọc khí xúc tác loại trừ khí NOx : SCR (Selective Catalytic Reduction).
Như vậy, hiện nay hầu hết các hãng dầu nhớt đều sản xuất riêng biệt sản phẩm cho động cơ xăng và động cơ diesel. Đều này xuất phát từ sự nghiên cứu kỹ thuật và cân bằng lợi ích của người sử dụng.