SAI LẦM CHẾT NGƯỜI KHI ĐỔ DẦU ĐỘNG CƠ Ô TÔ

Thay nhớt động cơ ô tô theo định kỳ là việc làm quan trọng giúp động cơ xe chạy trơn tru hơn nhưng nhiều tài xế lại mắc sai lầm khiến ô tô nhanh hỏng. Trên tất cả đầu que thăm dầu đều có hai nấc max và min, dầu phải nằm trong mức này mới đảm bảo động cơ hoạt động tốt. Nếu nằm ngoài, thấp dưới mức min tức là động cơ đang thiếu dầu bôi trơn, cao hơn mức max là dư dầu, cả hai trường hợp đều không tốt cho vận hành của xe.

Tuy nhiên nhiều người thường hay đổ dầu nhớt nhiều thêm một chút theo quan điểm “thừa còn hơn thiếu”. Việc đổ quá thừa dầu nhớt sẽ để lại những tác hại khôn lường, không phải tài xế nào cũng biết.

Đổ nhiều dầu nhớt cho động cơ ô tô có thể tạo áp lực lên các chi tiết máy

Ở đầu và cuối trục khuỷu đều có các phớt ngăn rỉ nhớt ra ngoài. Nếu đổ quá nhiều nhớt sẽ tạo áp suất lớn trong động cơ. Kết quả, nhớt trong động cơ sẽ tạo lực lên các phớt ngăn. Nguy hiểm hơn, nếu không phát hiện kịp thời lượng nhớt này có thể tràn qua bánh đà dẫn đến việc gây trượt ly hợp.

Đổ nhiều dầu nhớt cho động cơ ô tô có thể làm cong, gãy tay biên

Không chỉ nước tràn vào động cơ mới gây ra việc gãy, cong tay biên mà ngay cả lực cản quá lớn từ lượng nhớt dư khiến trục khuỷu và tay biên phải chịu nhiều ma sát hơn khi tiếp xúc với nhớt khiến chúng có thể bị cong và nghiêm trọng hơn là có thể gây vỡ máy.

Đổ nhiều dầu nhớt cho động cơ ô tô có thể gây xuất hiện bọt khí trong nhớt

Khi đổ quá nhiều, số nhớt dư không còn chỗ để lưu thông, khi động cơ hoạt động, trục máy xoay, lượng nhớt thừa ấy sẽ bị trộn lẫn với không khí và xuất hiện tình trạng nổi bọt. Nhớt có bọt không thể làm tốt việc bôi trơn các chi tiết máy lâu dần dẫn tới nóng máy và dần dần làm hư hại các bộ phận trong động cơ.

Đổ nhiều dầu nhớt cho động cơ ô tô gây rách ron động cơ

Ron động cơ có tác dụng làm kín các khe hở giữa các bộ phận, khi châm nhớt quá nhiều, vượt qua ngưỡng chịu đựng của đầu máy sẽ tạo sức ép làm rách, nứt các miếng ron phát sinh rò rỉ nhớt. Khi các miếng ron này bị nứt, hỡ sẽ gây tình trạng thiếu nhớt buộc phải châm nhớt liên tục.

Đổ nhiều dầu nhớt cho động cơ ô tô có thể gây hiện tượng khói đen

Nhớt máy nhiều sẽ trào lên buồn đốt và cháy cùng hỗn hợp xăng + khí gây ra hiện tượng khói đen khi xả khí thải. Nếu không khắc phục sớm sẽ gây tắc bộ lọc xúc tác khí, và sẽ làm vỡ bộ turbo đối với các xe sử dụng hệ thống tăng áp.

Dầu động cơ có bao nhiêu phân loại

Phân loại theo độ nhớt (SAE)

SAE là từ viết tắt của “Society of Automotive Engineers” (hiệp hội kỹ sư tự động hóa). SAE còn được biết đến là chỉ số độ nhớt, gồm hai loại là đơn cấp và đa cấp.

  • Dầu nhớt có độ nhớt đơn cấp: Dầu động cơ có độ nhớt đơn cấp thường được ký hiệu là SAE 40, SAE 50. Các loại dầu nhớt có độ nhớt đơn cấp thường chỉ bảo đảm đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao theo tiêu chuẩn để bôi trơn động cơ. Khi ở nhiệt độ thấp, độ nhớt đơn cấp có thể sẽ quá đặc. Gây khó khăn cho quá trình khởi động cũng như lưu thông.
  • Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp: Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp thường có ký hiệu là SAE 10W-30, 15W-40, 20W-50, SAE 0W-40… Nhớt đa cấp có thể khắc phục được nhược điểm của dầu nhớt đơn cấp. Đảm bảo bôi trơn động cơ ở nhiệt độ cao, giúp xe dễ khởi động và lưu thông.

Dầu động cơ có bao nhiêu phân loại

Phân loại theo độ nhớt (SAE)

SAE là từ viết tắt của “Society of Automotive Engineers” (hiệp hội kỹ sư tự động hóa). SAE còn được biết đến là chỉ số độ nhớt, gồm hai loại là đơn cấp và đa cấp.

  • Dầu nhớt có độ nhớt đơn cấp: Dầu động cơ có độ nhớt đơn cấp thường được ký hiệu là SAE 40, SAE 50. Các loại dầu nhớt có độ nhớt đơn cấp thường. Chỉ bảo đảm đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao theo tiêu chuẩn để bôi trơn động cơ. Khi ở nhiệt độ thấp, độ nhớt đơn cấp có thể sẽ quá đặc. Gây khó khăn cho quá trình khởi động cũng như lưu thông.
  • Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp: Dầu nhớt có độ nhớt đa cấp thường có ký hiệu là SAE 10W-30, 15W-40, 20W-50, SAE 0W-40… Nhớt đa cấp có thể khắc phục được nhược điểm của dầu nhớt đơn cấp. Đảm bảo bôi trơn động cơ ở nhiệt độ cao, giúp xe dễ khởi động và lưu thông.

Tuy nhiên, cấp tính năng API không quyết định hoàn toàn đến chất lượng dầu động cơ. Chất lượng dầu còn được quyết định bởi dầu gốc, gồm có dầu gốc khoáng, bán tổng hợp hay tổng hợp. (Vì hàm lượng dầu gốc chiếm đến 95% – 99.9% trong dầu nhớt).

Xét theo phẩm cấp của từng loại, dầu tổng hợp có phẩm cấp cao nhất. Sau đó đến dầu bán tổng hợp và cuối cùng là dầu gốc khoáng.

Các phân loại dầu động cơ phổ biến cho xe ô tô

Dầu gốc khoáng

Dầu gốc khoáng mang đến khả năng bảo vệ cơ bản cho hầu hết các động cơ. Loại dầu này thường được sử dụng tạm thời trước khi chuyển sang dầu bán tổng hợp hoặc dầu tổng hợp toàn phần. Dầu gốc khoáng không thể bảo vệ tốt cho động cơ ở nhiệt độ thấp. Đồng thời dễ bị hỏng ở nhiệt độ cao. Do đó, khi sử dụng bạn cần phải thay dầu thường xuyên. Để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru nhất.

Dầu công nghệ bán tổng hợp

Dầu công nghệ bán tổng hợp là sự cân bằng giữa giá trị kinh tế. Do dầu gốc khoáng mang lại cùng hiệu suất vượt trội của dầu tổng hợp toàn phần. Với khả năng bảo vệ, chống mài mòn động cơ tốt hơn so với các loại dầu nhớt thông thường. Dầu công nghệ bán tổng hợp đang là sự lựa chọn phổ biến nhất hiện nay.

Dầu công nghệ tổng hợp toàn phần

Đây là loại dầu được đặc chế trong môi trường phòng thí nghiệm, dành cho động cơ công nghệ cao. Dầu công nghệ tổng hợp toàn phần hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp và duy trì bôi trơn hiệu quả ở nhiệt độ cao. Chống lại sự tích tụ của các cặn bẩn, giảm ma sát và hạn chế mài mòn các bộ phận trong động cơ.

Vì tính chất bền bỉ tuyệt vời nên dầu công nghệ tổng hợp toàn phần sẽ lâu xuống cấp. Do đó, giá thành của dầu tổng hợp toàn phần cũng khá cao so với dầu thông thường.

Để đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất và kéo dài tuổi thọ cho xe. Các chủ xe nên tìm hiểu thật kỹ và chỉ sử dụng sản phẩm dầu động cơ của các thương hiệu uy tín.