Dầu động cơ là một trong những sản phẩm quan trọng nhất đối với xe ô tô. Nó giúp bôi trơn, giảm ma sát, làm mát và bảo vệ động cơ khỏi các tác nhân gây hại. Chúng tôi ở đây để giúp bạn chọn loại dầu phù hợp nhất cho bất kỳ nhu cầu nào bạn có thể có. Khách hàng là trái tim của LUBPLUS. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm!
Dầu nhớt động cơ là gì?
Dầu nhớt động cơ được pha chế từ dầu gốc (dầu gốc khoáng hoặc dầu gốc tổng hợp) kết hợp cùng các phụ gia được sử dụng để bôi trơn động cơ của xe tải, động cơ xe ô tô, tàu thủy, máy phát điện và nhiều động cơ khác.
Các loại phụ gia được sử dụng để pha chế dầu động cơ bao gồm: phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, phụ gia chống oxy hóa, phụ gia tẩy rửa, phụ gia phân tán muội cặn, phụ gia ức chế ăn mòn, phụ gia ức chế gỉ, phụ gia chống mài mòn, phụ gia giảm ma sát, phụ gia giảm điểm đông, phụ gia ức chế tạo bọt.
Ngày nay hầu hết các loại dầu nhớt động cơ đều được pha chế để sử dụng cho cả động cơ dầu và động cơ xăng.
Các tiêu chuẩn dầu nhớt động cơ phổ biến hiện nay
Tiêu chuẩn API (American Petroleum Institute)
API chính là chữ viết tắt của American Petroleum Institute – Viện Hóa Dầu Mỹ. Đây là hiệp hội thương mại lớn nhất của Mỹ trong ngành công nghiệp dầu khí.
API là đại diện cho khoảng 650 tập đoàn trong ngành sản xuất, sàng lọc, phân phối, và các lĩnh vực liên quan của ngành dầu khí.
Được thành lập vào năm 1919, API có chức năng:
- Thiết lập và chứng nhận các tiêu chuẩn cho dầu nhớt.
- Nghiên cứu liên quan đến nhiều khía cạnh của ngành công nghiệp dầu khí.
- Hỗ trợ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ ngày càng vững mạnh.
- Hỗ trợ nghiên cứu các tác động về kinh tế, độc tính và môi trường.
Chứng chỉ API dành cho dầu nhớt động cơ xe là các chứng nhận của hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ xác thực cho một loại dầu động cơ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và hiệu suất theo yêu cầu của các nhà sản xuất thiết bị nguồn (Original Equipment Manufacturers – OEMs).
Ví dụ các OEMs như: Mercesdes-Benz, Audi, BMW, Porsche, Man, Volvo, Detroit, Cummins, …
API chia theo cấp độ để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và diesel. Tiêu chuẩn API được áp dụng rộng rãi ở Mỹ và trên thế giới từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Để đáp ứng yêu cầu bôi trơn của các động cơ thế hệ mới, cứ 4-5 năm lại có một cấp API mới ra đời.
Tiêu chuẩn SAE
SAE là viết tắt của Society of Automotive Engineers dịch ra là HIỆP HỘI CÁC KỸ SƯ Ô TÔ XE MÁY. Đây là tiêu chuẩn đưa ra bởi họ nhằm phân cấp độ nhớt – đặc tính quan trọng nhất của dầu nhớt động cơ xe máy và ô tô.
Theo quy tắc của vật lý, hầu hết các chất đều giãn nở khi gặp nhiệt độ cao và ngược lại co rút khi gặp nhiệt độ thấp. Không nằm ngoài quy tắc trên, dầu động cơ cũng tương tự dầu mỡ ăn có một đặc tính không mong muốn là độ nhớt luôn bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường xung quanh.
Nói cách khác, nhớt sẽ đặc lại khi nhiệt độ xuống thấp và loãng ra khi nhiệt độ tăng.
Dựa vào tính chất này, SAE quy định Cấp độ nhớt SAE biểu thị cho độ đặc-loãng của dầu nhớt như SAE 30, 40 và 50. Số càng lớn có nghĩa là nhớt càng đặc và khả năng bôi trơn càng tốt hơn.
Các cấp độ nhớt này được xác định ở nhiệt độ trung bình của nhớt khi động cơ làm việc (100 độ C) và gọi là độ nhớt đơn cấp ở nhiệt độ cao.
Ưu điểm và nhược điểm của dầu nhớt động cơ?
Ưu điểm của dầu nhớt động cơ:
- Bôi trơn động cơ: Dầu nhớt giúp giảm ma sát giữa các bộ phận động cơ, như pistons và bạc đạn, giúp động cơ hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả.
- Làm mát động cơ: Nó hấp thụ và dẫn nhiệt ra khỏi các bộ phận động cơ, giúp kiểm soát nhiệt độ và đảm bảo động cơ hoạt động trong khoảng nhiệt độ an toàn.
- Phòng chống ăn mòn và rỉ sét: Dầu nhớt chứa các hợp chất chống ăn mòn, giúp bảo vệ các bộ phận kim loại khỏi sự hủy hoại do ăn mòn và rỉ sét.
- Giảm tiếng ồn: Dầu nhớt có khả năng làm mất một phần tiếng ong của các bộ phận động cơ, giúp giảm tiếng ồn hoạt động của động cơ.
- Tiết kiệm nhiên liệu: Sử dụng dầu nhớt chất lượng cao có thể giúp giảm tiêu hao nhiên liệu do giảm ma sát và cải thiện hiệu suất động cơ.
Nhược điểm của dầu nhớt động cơ:
- Động cơ cần thay dầu định kỳ: Dầu nhớt cần phải được thay đổi định kỳ, điều này đòi hỏi thời gian và công sức.
- Loại dầu phải chọn kỹ: Lựa chọn loại dầu nhớt phù hợp với loại động cơ và điều kiện vận hành là quan trọng. Sử dụng loại dầu sai có thể gây hại cho động cơ.
- Chi phí: Một số loại dầu nhớt chất lượng cao có chi phí cao hơn, và việc sử dụng dầu chất lượng có thể đòi hỏi ngân sách cao hơn cho bảo dưỡng.
- Môi trường: Xử lý và loại bỏ dầu nhớt cũ cần tuân thủ các quy định môi trường và an toàn.
- Sự cố trong trường hợp dầu nhớt bị ô nhiễm: Nếu dầu nhớt bị nhiễm bẩn hoặc hỏng, nó có thể gây hại cho động cơ và dẫn đến sự cố bất ngờ.
Có thể nói, nếu sử dụng đúng loại dầu và thay dầu định kỳ, dầu nhớt động cơ sẽ phát huy hiệu quả cao, giúp động cơ hoạt động bền bỉ hơn.