Tác dụng của dầu nhớt ô tô
Dầu động cơ ô tô (dầu máy, chất bôi trơn động cơ) là một loại dầu nhớt có thành phần chính là dầu mỏ (dầu thô) kết hợp với nhiều chất phụ gia khác như chất chống ăn mòn (chống oxy hoá), chất làm sạch, chất phân tán, chất cải thiện chỉ số độ nhớt…
Các công dụng của dầu nhớt ô tô:
Bôi trơn, giảm ma sát cho động cơ
Cấu tạo động cơ ô tô gồm nhiều chi tiết cơ khí như piston, xy lanh, trục cam, trục khuỷu… Khi động cơ hoạt động, những chi tiết này chuyển động tạo ra lực ma sát lớn. Điều này khiến các bộ phận bị mài mòn, xuống cấp theo thời gian.
Dầu nhớt ô tô sẽ giúp tạo một màng ngăn giữa bề mặt của các chi tiết liền kề, giúp bôi trơn khi chúng chuyển động ma sát với nhau. Từ đó làm giảm thiểu sự tiếp xúc, giảm lực ma sát, giảm mài mòn.
Giải nhiệt, làm mát động cơ
Khi động cơ hoạt động, các chi tiết ma sát với nhau khiến động năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đặc biệt quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và khí bên trong buồng đốt ở mỗi xy lanh động cơ cũng toả ra nhiệt lượng rất lớn. Điều này khiến các chi tiết bên trong động cơ dễ bị nóng lên khi làm việc.
Dầu nhớt ô tô có tác dụng giúp giải nhiệt, làm mát cho các chi tiết bên trong động cơ khi hoạt động. Từ đó giảm thiểu, tránh được tình trạng động cơ bị quá nhiệt, cháy piston…
Làm sạch động cơ
Khi hỗn hợp nhiên liệu và khí được đốt cháy sẽ sinh ra muội bám lại ở các chi tiết bên trong động cơ. Mặt khác, các chi tiết động cơ liên tục ma sát với nhau cũng tạo ra mạt kim loại. Dầu ô tô sẽ giúp làm sạch, lấy đi các bụi bẩn này. Đó là lý do bên trong thành phần dầu thường có cả chất làm sạch.
Chống gỉ, duy trì sự bền bỉ của động cơ
Khi được bao bọc bởi một màng dầu nhớt bên ngoài, các chi tiết động cơ sẽ hạn chế tiếp xúc với không khí, tránh được tình trạng oxy hoá dẫn đến hoen gỉ. Bản thân trong thành phần dầu động cơ cũng có chất chống ăn mòn, chống oxy hoá.
Làm kín
Giữa piston và thành xy lanh động cơ dù trình độ cơ khí tốt đến thế nào thì cũng khó thể tránh khỏi những khe hở siêu nhỏ. Khi này nhớt động cơ xe sẽ đóng vai trò như một lớp trám mềm (không định hình) làm kín những khe hở này. Từ đó giúp quá trình đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt đạt hiệu quả cao hơn, không bị thất thoát.
Tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ?
Khi động cơ vận hành sẽ sinh ra
Vì thế cần thay dầu nhớt xe oto định kỳ. Nếu xe không được thay dầu định kỳ sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả như:
Động cơ bị hao mòn, hư hại: Do dầu không còn bôi trơn tốt nên các chi tiết máy phải chịu lực ma sát lớn, dẫn đến hao mòn nhanh, thậm chí có thể bị kẹt bó máy, nứt vỡ, hư hại nặng…
Động cơ bị quá nhiệt: Dầu càng bẩn thì khả năng giải nhiệt càng thấp, thậm chí dễ bị sôi. Điều này có thể khiến động cơ bị quá nhiệt, gây hại nghiêm trọng đến động cơ.
Động cơ bị bẩn, gỉ sét: Bản thân dầu đã bị bẩn nên khó thể thực hiện chức năng làm sạch cho động cơ. Vì thế càng để lâu động cơ sẽ càng bẩn, ảnh hưởng lớn đến các chi tiết máy, lâu dài có thể dẫn đến gỉ sét.
Hiệu suất động cơ giảm: Các chi tiết máy không được bôi trơn, không được làm sạch tốt sẽ khiến các khớp trục không vận hành ăn khớp, trơn tru như bình thường. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất động cơ. Xe không còn vận hành mạnh mẽ, êm ái như trước, đồng thời sẽ hao tốn nhiên liệu nhiều hơn.
muội và mạt kim loại. Một trong các công dụng của dầu nhớt là lấy đi các muội và mạt kim loại này. Do đó dầu sẽ bị nhiễm bẩn. Dù trong hệ thống có trang bị bộ lọc dầu ô tô nhưng sau thời gian dài cũng khó thể làm sạch hết hoàn toàn.
Quan trọng hơn, khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng toả ra sẽ rất lớn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phẩm cấp dầu, lâu ngày khiến dầu dần dần bị biến chất. Các thành phần phụ gia trong dầu như chất làm sạch, chất chống oxy hóa, chất chống mài mòn, chất phân tán, chất cải thiện chỉ số độ nhớt… sẽ bị phản ứng hóa học. Từ đó làm thay đổi tính chất chung của dầu, khiến dầu không còn thực hiện tốt các công dụng bôi trơn, làm mát, làm sạch, chống gỉ… của mình.